Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân
Website ngành Thống kê
Website Sở ban ngành
Thống kê truy cập
 Đang online: 2
 Hôm nay: 104
 Tuần hiện tại: 1,075
 Tháng hiện tại: 16,436
 Tất cả: 204,384
Địa chỉ CTK Hà Nam
Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 5 năm 2020
15/06/2020 4:45:29 CH       297  Lượt xem
Tháng 5, sau chuỗi ngày “án binh bất động”, nhằm đối phó với dịch bệnh COVID -19, du lịch tỉnh đang có những bước tái khởi động. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác trong tháng ước đạt 382,1 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác giảm 8,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng, các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 170.567 lượt khách, giảm 21,8% so với cùng kỳ; khách du lịch theo tour đạt 15.283 lượt khách, giảm 31,1%.
I. KINH TẾ
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tháng 5 tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh, duy trì mực nước trong ruộng lúa và hoa màu vụ xuân hợp lý; đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch, bệnh vụ hè cho con nuôi và hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch.
- Sản xuất vụ xuân
Công tác gieo cấy lúa và cây màu vụ xuân 2020 hoàn thành trong khung thời vụ cho phép, điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Đến nay, 100% diện tích lúa đã trổ bông, trong đó lúa trà sớm đang trong giai đoạn chắc xanh và đỏ đuôi, lúa trà trung, muộn đã trổ; cây ngô đang cho bắp non, một số diện tích đã vào mẩy; đậu tương đang có quả non và đang vào mẩy; lạc đang phát triển củ; dưa chuột, bí cuối thu hoạch; cây nhãn, vải, xoài đang giai đoạn phát triển quả.
Cơ cấu gieo cấy lúa tẻ thường vụ xuân năm nay chiếm 59,1% trong tổng số diện tích lúa; năng suất lúa bình quân ước đạt 66,6 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ xuân năm trước; cây ngô năng suất 58,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (+0,3%); năng suất lạc 28,8 tạ/ha, tương đương năm trước; năng suất đậu tương 18,1 tạ/ha, tương đương năm trước; năng suất rau các loại 232,5 tạ/ha, tương đương năm trước. Ước tính năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu:

 
Một số cây trồng                chủ yếu Đơn vị       tính Vụ xuân
năm 2019
Vụ xuân
năm 2020
Năm 2020
so với năm
2019 (%)
Lúa        
- Diện tích ha 31.077,6 30.207,9 97,2
- Năng suất tạ/ha 66,5 66,6 100,2
- Sản lượng tấn 206.777,7 201.184,6 97,3
Ngô        
- Diện tích ha 2.206,9 1.834,2 83,1
- Năng suất tạ/ha 58,5 58,7 100,3
- Sản lượng tấn 12.911,0 10.766,7 83,4
Khoai lang        
- Diện tích ha 98,5 84,8 86,1
- Năng suất tạ/ha 128,5 130,2 101,3
- Sản lượng tấn 1.265,2 1.103,8 87,2
Rau các loại        
- Diện tích ha 1.674,3 1.844,7 110,2
- Năng suất tạ/ha 232,8 232,5 99,9
- Sản lượng tấn 38.971,6 42.893,7 110,1
- Tình hình sâu bệnh
Trong tháng xuất hiện những ngày nắng nóng xen lẫn ngày mưa rào và giông lốc đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh: trên cây lúa xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông, diện tích phun phòng trừ 30.255,8 ha có hiệu quả tốt; diện tích nhiễm bệnh khô vằn đã phun trừ 26.510,5 ha; ngoài ra còn các sâu bệnh hại khác như: bệnh sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - rầy lưng trắng, bạc lá… Xuất hiện sâu cắn nõn, sâu đục thân trên cây ngô; bệnh giả sương mai, bệnh héo xanh trên cây dưa chuột... Các trạm bảo vệ thực vật đã phối hợp với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vụ chiêm xuân.
- Chăn nuôi, thú y
Tháng 5, dịch tả lợn Châu Phi đến nay đã được kiểm soát tốt, giá thịt lợn hơi ở mức cao, dao động từ 90.000 - 95.000đ/1kg, chăn nuôi lợn có xu hướng phục hồi. Tuy nhiên, giá lợn giống cao (hiện ở mức 2-3 triệu đồng/con), giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, chi phí đầu vào tăng khiến người chăn nuôi gặp khó khăn trong việc tái đàn, khôi phục sản xuất. Ước tính đến thời điểm 31/5/2020 tổng đàn lợn có 373,6 nghìn con, giảm 7,8% so cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn nhìn chung phát triển tốt, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm, thị trường tiêu thụ ổn định; hình thức chăn nuôi bò tập trung tại các xã La Sơn, Vũ Bản huyện Bình Lục và xã Nhân Đạo huyện Lý Nhân bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia cầm có lãi, các hộ mạnh dạn mở rộng quy mô. Tổng đàn gia cầm tính đến thời điểm 31/5/2020 ước đạt 7,2 triệu con, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2020 cụ thể như sau: Bệnh lở mồm long móng, tiêm được 40.316 con, đạt 67,4% số con trong diện tiêm, trong đó: đàn trâu, bò 10.539 con đạt 52,3% kế hoạch (trong đó bò sữa tiêm được 1.546 con); đàn lợn 28.002 con, đạt 83,6% kế hoạch; đàn dê 1.775 con, đạt 28,9% kế hoạch. Phòng bệnh dịch tả lợn là 43.038 con đạt 26,2% kế hoạch; tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo được 41.948 lượt, đạt 64,1% kế hoạch.
b. Lâm nghiệp
Trong tháng 5, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, trồng và chăm sóc cây phân tán tiếp tục được triển khai thực hiện, tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng, ngăn chặn những hành vi chặt phá rừng. Theo kế hoạch diện tích rừng trồng mới là 50 ha rừng sản xuất, do chưa có kinh phí từ trung ương nên chưa triển khai được; diện tích giao khoán bảo vệ rừng 2.648 ha, đạt 100% kế hoạch; diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng 287,1 ha, đạt 100% kế hoạch. Trồng cây nhân dân đạt 280,6 nghìn cây các loại, giảm 6,0% so với cùng kỳ và đạt 93,5% kế hoạch.
c. Thủy sản
Nuôi trồng thủy sản trong tháng 5 tiếp tục phát triển khá, trong tháng không xảy ra dịch bệnh lớn, các hộ tập trung mở rộng diện tích nuôi trồng, đẩy mạnh nuôi cá thâm canh, bán thâm canh tăng năng suất. Do mức độ ô nhiễm nguồn nước được hạn chế nên nuôi cá vây lưới sông vẫn được duy trì; nuôi cá lồng, bè trên sông Hồng ngày càng mở rộng; mô hình nuôi cá sông trong ao đang được nhân rộng tới các huyện, thành phố, thị xã, dự kiến đến cuối năm toàn tỉnh ước đạt 50 bể nuôi.
2. Công nghiệp
Tháng 5, tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước bước vào giai đoạn hồi phục, phát triển kinh tế sau dịch. Tuy nhiên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 ước tăng 25,1% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2019.
          Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua[1]. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 1,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,0%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,2%.
          Một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng khá: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 12,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 17,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 6,9%...
          Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: xi măng tăng 17,5%; thức ăn chăn nuôi tăng 13,7%; bộ dây điện ô tô tăng 12,3%; dây đồng các loại tăng 14,5%... một số sản phẩm giảm như: quần áo may sẵn giảm 3,5%; xe gắn máy giảm 4,8%; nước giải khát giảm 1,7%; bia các loại giảm 35,5%...
3. Hoạt động của doanh nghiệp
Theo sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, tính từ đầu năm đến thời điểm ngày 13/5/2020, cả tỉnh có 244 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký 4.648 tỷ đồng; có 160 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng và 15 doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Theo kết quả khảo sát nhanh về việc điều tra bổ sung đánh giá tác động của dịch bệnh Covid_19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam: Các doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu về thị trường tiêu thụ; về xuất, nhập khẩu hàng hoá dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu; khó khăn trong quá trình quay vòng vốn; nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất… Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp đã và đang có những giải pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh như: đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; cắt giảm các chi phí hoạt động thường xuyên; cho lao động giãn việc/ nghỉ luân phiên và các giải pháp khác như cắt giảm lao động, cho lao động nghỉ không lương...
4. Đầu tư, xây dựng
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2020 ước đạt 181,9 tỷ đồng, tăng 52,9% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng, ước đạt 714,3 tỷ đồng, bằng 32,4% kế hoạch năm, tăng 35,9% so cùng kỳ năm 2019 (kế hoạch vốn năm 2020 tăng 60,8% so với kế hoạch vốn năm 2019). Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh là 469,8 tỷ đồng, tăng 78,4% so với cùng kỳ; vốn cấp huyện là 126,5 tỷ đồng, giảm 33,6%; vốn cấp xã là 118 tỷ đồng, tăng 64,1%.
Khối lượng vốn ngân sách do địa phương quản lý trên địa bàn trong tháng 5 tập trung cho các công trình dự án lớn chuyển tiếp từ những năm trước như: Xây dựng đường cứu hộ cứu nạn thuộc Đê Hữu Hồng từ Huyện Duy Tiên đến xã Hòa Hậu huyện Lý Nhân; Xây dựng đường Lê Công Thanh kéo dài; Xây dựng các hạng mục Chùa Tam Chúc – Ba Sao; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và chính trang các tuyến đường nội, ngoại thị Thành Phố Phủ Lý…
Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 30/04/2020, giá trị thanh toán cho khối lượng hoàn thành luỹ kế năm 2020 đạt 615 tỷ đồng, trong đó thanh toán vốn kéo dài năm trước chuyển sang là 77 tỷ đồng; số vốn giải ngân theo chương trình mục tiêu quốc gia là 230 tỷ đồng; số vốn trái phiếu chính phủ là 22,8 tỷ đồng.
Tình hình thu hút đầu tư: Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam, từ đầu năm đến 19/5/2020, trên địa bàn tỉnh thực hiện cấp mới 33 dự án đầu tư (15 dự án FDI và 18 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký đầu tư 422,9 triệu USD và 3.673,1 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 06 dự án FDI và 11 dự án trong nước với tổng số vốn đầu tư tăng 93,2 triệu USD và 611 tỷ đồng; thu hồi 01 dự án FDI với tổng vốn 45 triệu USD.
Lũy kế tới nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 986 dự án đầu tư còn hiệu lực (309 dự án FDI và 678 dự án trong nước) với vốn đăng ký 4.054,5 triệu USD và 120.999,2 tỷ đồng. Tính riêng dự án FDI, có 269 dự án trong khu công nghiệp và 40 dự án ngoài khu công nghiệp với số vốn đăng ký lần lượt là 3.841,7 triệu USD và 212,8 triệu USD.
5. Thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ
Tháng 5, sau thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội, người dân đã tự nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Các hoạt động thương mại, dịch vụ bắt đầu sôi động trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2020 ước đạt 1.78,9 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 9.095,4 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong đó: Lương thực, thực phẩm đạt 2.854,8 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 31,4%, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019; gỗ và vật liệu xây dụng đạt 2.097,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,1%, tăng 5,9%; đồ dùng dụng cụ và trang thiết bị gia đình đạt 1.054,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,6%, tăng 5,1%; xăng, dầu các loại đạt 812,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,9%, tăng 3,6%...
Công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong 5 tháng đầu năm luôn được sự quan tâm. Cục Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về giá, niêm yết giá, xử lý nghiêm đối với trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường; kiểm tra thường xuyên đối với các mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí hoá lỏng, thuốc tân dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp…
b. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Tháng 5, sau chuỗi ngày “án binh bất động”, nhằm đối phó với dịch bệnh COVID -19, du lịch tỉnh đang có những bước tái khởi động. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác trong tháng ước đạt 382,1 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác giảm 8,2% so với cùng kỳ.
Lũy kế 5 tháng, các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 170.567 lượt khách, giảm 21,8% so với cùng kỳ; khách du lịch theo tour đạt 15.283 lượt khách, giảm 31,1%.
c. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 tăng 0,10% so với tháng trước, tăng  3,77% so với cùng tháng năm 2019. Yếu tố làm chỉ số CPI tháng 5 tăng do giá gas điều chỉnh tăng; việc các nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, du lịch mở cửa trở lại sau khi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid -19 được gỡ bỏ đã tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng trong tháng. Cụ thể trong 11 nhóm hàng hóa:
Có 06 nhóm chỉ số giá tiêu dùng tăng, gồm: nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,99%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,60%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,54%; %; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; giáo dục tăng 0,02%.
          Có 02 nhóm chỉ số giá tiêu dùng ổn định, gồm: May mặc, mũ nón, giầy dép; thuốc và dịch vụ y tế.
Có 03 nhóm chỉ số giá tiêu dùng giảm, gồm: Giao thông giảm 2,22%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 5 biến động trái chiều nhau, giá vàng tăng 1,84%; giá đô la Mỹ giảm 0,48% so với tháng trước.
d. Vận tải
Doanh thu vận tải kho bãi tháng 5/2020 ước đạt 320,5 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm ước đạt 1.444,5 tỷ đồng, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu vận tải hành khách tăng 12,3%, doanh thu vận tải hàng hóa tăng 12,7%, doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm 8,2%.
Vận tải hành khách: Khối lượng vận chuyển hành khách 5 tháng đầu năm ước đạt 2,3 triệu HK, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 167,0 triệu HK.Km, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Vận tải hàng hóa: Khối lượng vận chuyển hàng hóa 5 tháng đầu năm 2020 đạt 13,5 triệu tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2019; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 595,0 triệu tấn.Km, giảm 11,7%; trong đó vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 12,8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 94,7%, giảm 10,8%, vận chuyển hàng hóa đường thủy đạt 0,7 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 5,3%, giảm 12,2%; luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 561,8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 94,4%, giảm 11,0%, luân chuyển đường thủy đạt 33,2 triệu tấn.Km, chiếm tỷ trọng 5,6%, giảm 22,5%.
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
a. Thu Ngân sách Nhà nước
Theo Sở Tài chính tỉnh Hà Nam: Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 3.905,3 tỷ đồng, đạt 42,1% dự toán địa phương phấn đấu, tương đương so với cùng kỳ. Chia ra:
+ Thu nội địa: 3.311,3 tỷ đồng, đạt 43,7% dự toán địa phương, tăng 1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ thuế, phí, lệ phí: 2.635,4 tỷ đồng, giảm  5% so với cùng kỳ, chiếm 79,6% thu cân đối từ nội địa.
+ Thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 594 tỷ đồng, bằng 34,9% dự toán địa phương, giảm 5,3% so với cùng kỳ.
b. Chi ngân sách Nhà nước
Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm: 3.115,8 tỷ đồng, đạt 37% so dự toán địa phương, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 601 tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán địa phương; chi thường xuyên 2.392 tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ, đạt 42,3% dự toán địa phương.
II. VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ
1. Hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền
Hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền tháng 5 trọng tâm hướng vào nội dung triển khai, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; ý nghĩa các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 66 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; 79 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong. Báo, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Nam dành nhiều thời lượng tuyên truyền phổ biến chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh ở người; quy trình thâm canh cây trồng vụ xuân năm 2020, phòng chống dịch bệnh con nuôi và các dịch bệnh nguy hiểm khác mùa nắng nóng nhằm bảo đảm sản xuất đạt kết quả cao.
2. Giáo dục, y tế
- Giáo dục
Tháng 5, học sinh các cấp, học viên các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh chính thức trở lại trường học tập, để bảo đảm các điều kiện tốt nhất trong phòng dịch bệnh cho học sinh, sinh viên khi trở lại trường học, ngày 28-4, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo đến các huyện, thành phố, thị xã, cùng các cơ quan chức năng tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục bảo đảm trẻ em, học sinh, sinh viên đi học trở lại an toàn.
Đối với việc thực hiện các nhiệm vụ cuối năm học 2019-2020, hiện nay, các nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng dẫn và xây dựng xong kế hoạch giáo dục bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đảm bảo học sinh kết thúc chương trình học tập trước ngày 11/7/2020.
- Y tế
Ngành y tế tiếp tục đảm bảo tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh trong mùa hè hiệu quả.
Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Hà Nam, tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 4 năm 2020 trên địa bàn tỉnh: phát sinh 01 ca ho gà; 22 ca quai bị; 29 ca thủy đậu; 03 ca sởi; 2.502 ca cúm.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: tháng 5 phát sinh mới 03 ca nhiễm HIV; 05 ca chuyển thành AIDS, không có người chết do AIDS. Cộng dồn từ đầu năm 2020 số người nhiễm mới HIV phát hiện là 28 người, số chuyển thành AIDS 29 người và tử vong do AIDS là 02 người.
3. An ninh, trật tự
Trong tháng, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời nỗ lực, tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Theo Báo cáo của Công an tỉnh, từ 16/4/2020 đến 15/5/2020, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn và va chạm giao thông (giảm 7 vụ so cùng kỳ năm 2019), hậu quả làm chết 8 người (bằng so với cùng kỳ), bị thương 2 người (giảm 6 người so cùng kỳ).
 

[1] IIP 5 tháng đầu năm 2019: +13,3%; 5 tháng đầu năm 2018: +11,8%; 5 tháng đầu năm 2017: +12,3%.
 
 
 
Video tuyên truyền