Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân
Website ngành Thống kê
Website Sở ban ngành
Thống kê truy cập
 Đang online: 2
 Hôm nay: 140
 Tuần hiện tại: 823
 Tháng hiện tại: 21,289
 Tất cả: 199,748
Địa chỉ CTK Hà Nam
Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2020
04/09/2020 10:33:27 SA       4550  Lượt xem
Do tác động của dịch Covid-19, phần lớn các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, nhất là các doanh nghiệp có giao dịch với đối tác nước ngoài; từ nửa cuối tháng 7/2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn không có đơn hàng, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất cầm chừng, một số phải dừng hoạt động, giải thể. Tháng 8/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 1,8% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
I. KINH TẾ
1. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tháng 8 tập trung hoàn thành công tác gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây trồng vụ Mùa năm 2020; phòng chống lụt bão; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh con nuôi.
a. Trồng trọt
- Chính thức kết qu sn xut v Xuân 2020
Tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân năm 2020 đạt 35.283,1 ha, giảm 2,7% (994,1 ha) so với vụ Xuân năm 2019. Nhóm cây lương thực có hạt đạt 32.042,1 ha, giảm 3,7% (1.242,4 ha), trong đó diện tích lúa 30.207,9 ha, giảm 2,8% (869,7 ha); diện tích ngô 1.834,2 ha, giảm 16,9% (372,7 ha). Cây lấy củ có chất bột đạt 124,9 ha, giảm 12,3%. Nhóm cây có hạt chứa dầu 319,4 ha, giảm 6,9%; trong đó: cây đỗ tương đạt 75,2 ha, tăng 15,8%; lạc 236,5 ha, giảm 13,8%... Nhóm cây rau, đậu, hoa diện tích đạt 2.009,6 ha, tăng 10,2% (186,5 ha); trong đó: rau các loại đạt 1.844,7 ha, tăng 10,2%; đậu các loại đạt 52 ha, giảm 11,5%.
Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính vụ Xuân năm 2020 so với cùng kỳ năm trước: năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 66,6 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha (0,1%), sản lượng lúa đạt 201.082,3 tấn, giảm 2,8% (5.695,4 tấn); năng suất ngô 59,5 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha, sản lượng đạt 10.919,4 tấn, giảm 15,4% (1.991,6 tấn); năng suất khoai lang đạt 130,2 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng 1.103,8 tấn, giảm 12,8%; năng suất đỗ tương 18,4 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha, sản lượng 138 tấn, tăng 16,6%...
- Tình hình sản xuất vụ Mùa năm 2020
Gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2020 đã hoàn thành trong khung thời vụ thích hợp. Diện tích một số cây trồng chủ yếu vụ mùa như sau: lúa mùa 30.492,2 ha, giảm 1,6% (507 ha) so với vụ mùa năm 2019; ngô 1.384,0 ha, giảm 10,6%; khoai lang 18,0 ha; đậu tương 171,0 ha; lạc 94,6 ha; rau, đậu các loại 1.119,9 ha...
- Tình hình sâu bệnh
Do thời gian chuyển từ vụ lúa Đông Xuân sang vụ Mùa rất ngắn, đất không được phơi ải đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển ngay từ đầu vụ như bệnh sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu keo mùa thu… và chuột hại. Hiện nay các địa phương vẫn đang tích cực theo dõi, phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ đạt hiệu quả.
b. Chăn nuôi
Tháng 8, giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm so với những tháng trước; giá trâu, bò, gia cầm ở mức ổn định. Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung phát triển tốt, riêng chăn nuôi lợn vẫn còn nhiều rủi ro nên tái đàn còn hạn chế. Ước tính tại thời điểm 31/8/2020: đàn trâu có 3.591 con, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 32.186 con, tăng 4,0% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa có 4.001 con, tăng 17,1%; đàn lợn có 346.789 con, giảm 6,8%; đàn gia cầm có 7.379,5 nghìn con, tăng 8,5%.
Công tác phòng chống dịch bệnh con nuôi được duy trì hiệu quả, trong tháng không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác kiểm soát vệ sinh giết, mổ, vận chuyển và chăn nuôi được thực hiện thường xuyên, chú trọng ở các điểm tiêu thụ lớn, các chợ đầu mối.
2. Công nghiệp
Do tác động của dịch Covid-19, phần lớn các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, nhất là các doanh nghiệp có giao dịch với đối tác nước ngoài; từ nửa cuối tháng 7/2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn không có đơn hàng, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất cầm chừng, một số phải dừng hoạt động, giải thể. Tháng 8/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 1,8% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng, IIP trên địa bàn tỉnh tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 2,9%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,1%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao hơn mức tăng chung: sản xuất sản phẩm từ khoáng và phi kim loại khác tăng 16,3%; chế biến thực phẩm tăng 9,1%, sản xuất thiết bị điện tăng 7,5%, sản xuất xe có động cơ tăng 8,4%. Các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 có chỉ số sản xuất giảm như: sản xuất đồ uống giảm 12,3%; dệt giảm 8,4%; sản xuất trang phục giảm 2,3%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,7%; công nghiệp chế biến chế tạo khác giảm 0,9%.
Cộng dồn 8 tháng, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng cao so với cùng kỳ: xi măng tăng 16,4%; thức ăn chăn nuôi tăng 9,9%; nước máy sản xuất tăng 9,9%; dây đồng các loại tăng 7,5%... Riêng sản lượng bia các loại giảm 32,7%; nước giải khát giảm 1,9%.
3. Hoạt động của doanh nghiệp
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế từ đầu năm đến ngày 10/8/2020 toàn tỉnh có 433 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng vốn đăng ký đạt trên 8.000 tỷ đồng; có 204 doanh nghiệp thông báo ngừng hoạt động; có 26 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể.
Tính đến ngày 03/8/2020 toàn tỉnh có 988 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 315 dự án FDI với vốn đăng ký 4.079,9 triệu USD và 683 dự án trong nước với vốn đăng ký là 133.47,5 tỷ đồng. Phần lớn các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và nằm trong các Khu, Cụm công nghiệp.
4. Đầu tư, xây dựng
Tháng 8, các địa phương tập trung triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án mới, thực hiện các dự án chuyển tiếp đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các Khu đô thị, Khu cụm công nghiệp; công tác nghiệm thu, giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu được thực hiện dứt điểm.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 8/2020 đạt 210,7 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 143,5 tỷ đồng; cấp huyện 33,4 tỷ đồng; cấp xã 33,8 tỷ đồng.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý ước đạt 1.346,4 tỷ đồng, tăng 50,4% so với cùng kỳ, bằng 61,1% kế hoạch năm. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 893,8 tỷ đồng, tăng 106,1% và bằng 60%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 223,3 tỷ đồng, giảm 32,2% và bằng 62,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 229,3 tỷ đồng, tăng 73,1% và bằng 63,7%.
Tình hình thu hút đầu tư: từ đầu năm đến 03/08/2020, toàn tỉnh đã cấp mới 23 dự án FDI  và 29 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư tương ứng 461,2 triệu USD và 16.360,6 tỷ đồng; đồng thời điều chỉnh tăng vốn đầu tư 22 dự án FDI và 15 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư tăng 206,7 triệu USD và 738,1 tỷ đồng; thu hồi 01 dự án FDI với tổng vốn 45 triệu USD.
5. Thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành thương mại gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ đã chuyển hướng tập trung phát triển thị trường nội địa, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng cùng với các chương trình khuyến mãi, mở ra các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đa dạng các phương thức kinh doanh tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng, duy trì hoạt động kinh doanh. Tháng 8, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.952,1 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng tháng năm 2019; trong đó hầu hết các nhóm ngành hàng đều tăng, trừ ô tô con các loại giảm 36,5%.
Lũy kế 8 tháng năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 14.956,8 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Một số nhóm ngành có mức tăng cao: lương thực, thực phẩm đạt 4.657,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,1%, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2019; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 3.403,0 tỷ đồng, chiếm 22,8%, tăng 5,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 1.753,1 tỷ đồng, chiếm 11,7%, tăng 7,1%...
Trong tháng, Cục Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường, tiến hành xử lý nghiêm đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa vi phạm về nhãn mác theo quy định, các hành vi đầu cơ, ép giá, găm hàng đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19; làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng và đường phố nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân dân.
b. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành
Tháng 8/2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 175,3 tỷ đồng, giảm 2,4% so với tháng 7/2020; doanh thu lữ hành ước đạt 2,0 tỷ đồng, giảm 15,4%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 210,6 tỷ đồng, giảm 3,8%. Tính chung 8 tháng năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 1.262,3 tỷ đồng, giảm 8,0% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó doanh thu lưu trú giảm 12,3%, doanh thu ăn uống giảm 7,8%); doanh thu lữ hành giảm 20,0%; doanh thu dịch vụ khác tăng 2,7%.
Tháng 8/2020, tổng lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ giảm 7,8% so với tháng trước; ngày khách phục vụ giảm 11,1%; lượt khách du lịch theo tour giảm 20,7%; ngày khách du lịch theo tour giảm 17,9%. Lũy kế 8 tháng năm 2020, tổng lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 300.820 lượt khách, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2019; ngày khách phục vụ đạt 277.174 ngày khách, giảm 12,6%; lượt khách du lịch theo tour đạt 12.974 nghìn lượt khách, giảm 21,5%; ngày khách du lịch theo tour đạt 29.113 ngày khách, giảm 20,2%.
c. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 4,70 so với cùng tháng năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới đẩy giá vàng trong nước tăng cao, cùng với việc giá gạo tẻ thường, giá thịt gia cầm, rau xanh… đều tăng đã tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng trong tháng. Cụ thể trong 11 nhóm hàng hóa:
Có 05 nhóm chỉ số giá tiêu dùng tăng, gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,02%; giao thông tăng 0,01%;
Có 04 nhóm chỉ số giá tiêu dùng ổn định, gồm: đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục.
Có 02 nhóm chỉ số giá tiêu dùng giảm, gồm: thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,29%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,09%.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 8 biến động trái chiều nhau, giá vàng tăng 8,74%, giá đô la Mỹ giảm 0,11% so với tháng trước.
d. Vận tải
Vận tải hành khách: vận chuyển hành khách tháng 8/2020 ước đạt 589,7 nghìn HK, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hành khách đạt 41,8 nghìn HK.km, giảm 5,5%. Tính chung 8 tháng năm 2020, ước tính vận chuyển hành khách giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hành khách giảm 12,4%.
Vận tải hàng hóa: vận chuyển hàng hóa tháng 8/2020 ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 145,8 triệu tấn.km, tăng 10,8%. Lũy kế 8 tháng năm 2020, vận chuyển hàng hóa giảm 5,0% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa giảm 3,5%. Trong đó: vận chuyển hàng hóa đường bộ giảm 3,9%, vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa giảm 22,5%; luân chuyển hàng hóa đường bộ giảm 3,0%, luân chuyển hàng hóa đường thủy nội địa giảm 11,9%.
Doanh thu vận tải kho bãi tháng 8/2020 đạt 346,0 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 8 tháng, doanh thu vận tải kho bãi đạt 2.478,9 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: doanh thu vận tải hành khách giảm 8,4%, doanh thu vận tải hàng hóa giảm 4,9%, doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019.
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
a. Thu Ngân sách
Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam 8 tháng ước đạt 6.444,4 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 69,5% dự toán địa phương phấn đấu.
Các khoản thu nội địa để cân đối ước đạt 5.397,2 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ, bằng 71,3% dự toán địa phương. Trong đó, một số khoản thu tăng cao so với cùng kỳ: thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 1.637,3 tỷ đồng, tăng 12,5%; các khoản thu về nhà và đất 1.301,2 tỷ đồng, tăng 90,8%; thu xổ số kiến thiết 11,7 tỷ đồng, tăng 19,5%.
Thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 1.047,1 tỷ đồng, bằng 85% so với cùng kỳ, đạt 61,6% dự toán địa phương.
b. Chi Ngân sách
Tổng chi cân đối Ngân sách địa phương 8 tháng ước thực hiện 5.118,7 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ, bằng 60,8% dự toán địa phương giao. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 1.306,9 tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán địa phương; chi thường xuyên 3.669 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ, đạt 64,8% dự toán địa phương.
II. VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ
1. Hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền
Hoạt động thông tin tuyên truyền trong tháng 8 tập trung chuyển tải kịp thời chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung hướng vào các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930-01/8/2020); kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2020); kỷ niệm 75 năm ngày cách mạng Tháng Tám - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 -2/9/2020); kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Công an Nhân dân (19/8/1945-19/8/2020)… Tăng cường công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và ban Chỉ đạo các cấp trên địa bàn tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bệnh bạch hầu.
2. Giáo dục, y tế
a. Giáo dục
Trong tháng, ngành giáo dục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thành công kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2020 (từ ngày 8-10/8/2020). Hoàn thành công tác tuyển sinh lớp 1, cung cấp đủ SGK lớp 1 đến các cơ sở giáo dục tiểu học. Tổ chức bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV các cấp học năm học 2020-2021.
b. Y tế
Tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 7 trên địa bàn tỉnh: tay - chân - miệng 41 trường hợp; thủy đậu 11 trường hợp; quai bị 05 trường hợp; sốt xuất huyết 01 trường hợp; viêm não Nhật Bản 01 trường hợp.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: tháng 8 phát hiện mới 4 người nhiễm HIV; không có người chuyển thành AIDS và không phát sinh mới trường hợp tử vong do AIDS. Cộng dồn 8 tháng năm 2020, số người phát hiện nhiễm mới HIV là 43 người, số chuyển thành AIDS 34 người, số chết do AIDS 5 người.
Công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới SARS-CoV-2 (Covid-19): tính đến ngày 23/08/2020 ghi nhận 01 trường hợp nhiễm bệnh trên địa bàn tỉnh, bệnh nhân 620 (thôn Đình Tràng, phường Lam Hạ, TP Phủ Lý), hiện đang theo dõi và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
3. An ninh, trật tự
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn trong tháng 8 được duy trì, giữ vững ổn định. Theo báo cáo của Công an tỉnh, từ 15/7/2020 đến 14/8/2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ tai nạn và va chạm giao thông (giảm 1 vụ so cùng kỳ), hậu quả chết 6 người, bị thương 6 người./.
Tải Ước số liệu KTXH
 
 
Video tuyên truyền