Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân
Website ngành Thống kê
Website Sở ban ngành
Thống kê truy cập
 Đang online: 2
 Hôm nay: 23
 Tuần hiện tại: 1,277
 Tháng hiện tại: 16,638
 Tất cả: 204,586
Địa chỉ CTK Hà Nam
CTK họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH năm 2021
29/12/2021 9:48:12 CH       540  Lượt xem
CTK họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH năm 2021
Sáng ngày 29/12/2021, Cục Thống kê tỉnh Hà Nam đã tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê Kinh tế - Xã hội năm 2021. Ông Vũ Đại Dương, Cục trưởng chủ trì buổi Họp báo. Tham dự có Lãnh đạo một số Sở, Ban, Ngành của tỉnh Hà Nam; Ban lãnh đạo Cục Thống kê; Lãnh đạo và chuyên viên các Phòng thuộc cơ quan Cục; Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tại buổi Họp báo, Ông Vũ Đại Dương, Cục trưởng đã thông báo một số vấn đề cơ bản về tình hình Kinh tế - Xã hội của tỉnh trong năm 2021.



Theo đó, Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP năm 2021 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 41.430,2 tỷ đồng, tăng 8,85% so cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, thứ 6 toàn quốc. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,8%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,5%, đóng góp 8,0 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,6%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm. Công nghiệp tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn là ngành chủ đạo đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của toàn tỉnh. Trong năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng trưởng 13,1%, đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
        Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66,3%; khu vực dịch vụ chiếm 24,5%.
          Khu vực Công nghiệp - xây dựng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, quyết định tốc độ tăng chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn: 89,7% về giá trị sản xuất; 87,0% về giá trị tăng thêm. Ngành xây dựng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: 10,3% về giá trị sản xuất và 13,0% về giá trị tăng thêm, tuy nhiên cũng đạt mức tăng trưởng cao (8,7%) trong năm 2021.
         Kinh tế của tỉnh trong năm 2022 diễn ra giữa lúc đà tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu bị đe doạ do tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, tỷ lệ tiêm chủng ở các nước được phủ kín nhưng chưa đồng đều; các chuỗi cung ứng và các liên kết sản xuất bị gián đoạn; giá năng lượng, giá nguyên vật liệu tăng gây áp lực lớn đến lạm phát. Việc bảo vệ sức khoẻ và ổn định sản xuất, giữ vững an ninh và an sinh xã hội là thách thức đòi hỏi nỗ lực rất lớn của Chính quyền cùng doanh nghiệp và người dân toàn tỉnh. Đứng trước những khó khăn nêu trên, để hoàn thành đồng thời 02 nhiệm vụ: vừa chiến thắng dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người dân, vừa ổn định xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thì trong năm 2022 cần tập trung giải quyết nhanh các nội dung chủ yếu sau đây:
         Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh. Không chủ quan, lơ là; cách ly có chọn lọc, linh hoạt, thích ứng với trạng thái bình thường mới; nâng cao năng lực xét nghiệm cùng với năng lực điều trị bệnh Covid-19, năng lực tiêm chủng tại các cơ sở y tế.
        Hai là, huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, khơi dậy sức mạnh văn hoá của người Việt Nam để mỗi người là một chiến sĩ trong việc tự bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân và gia đình, bảo vệ doanh nghiệp, cơ quan, trường học không bị nhiễm virus. Thực hiện các chính sách giảm, giãn thuế; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập tối thiểu cho người lao động.
         Ba là, Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp có dự án mới hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Tổ chức thực hiện chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
         Bốn là, Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; thường xuyên rà soát các cơ sở, căn cứ thu để điều chỉnh kịp thời, phù hợp; phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2022 để đảm bảo cân đối thu chi của tỉnh.
         Năm là, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do.
         Sáu là, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững nhằm hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh

Tải file thông cáo báo chí
 
 
Video tuyên truyền